BACK TO TOP

Thiết kế đảm bảo độ tin cậy là gì?

Thứ bảy - 10/05/2014 20:00 | Đã xem: 3322

Chu kỳ sống của sản phẩm bao gồm các giai đoạn sau đây:

Reliability Cycle 0 Thiết kế đảm bảo độ tin cậy là gì?

Chu kỳ độ tin cậy

    1. Thiết kế ý tưởng.
    2. Thiết kế chi tiết.
    3. Chế tạo.
    4. Lắp ráp.
    5. Vận chuyển.
    6. Lắp đặt.
    7. Vận hành.
    8. Thanh lý (lọai bỏ).

Những yếu tố ảnh hưởng đến RAM

Những yếu tố ảnh hưởng đến RAM (Reliability Availability Maintainability – Độ tin cậy, Khả năng sẵn sàng, Khả năng bảo trì) bao gồm:

  • Thiết kế hệ thống.
  • Chất lượng chế tạo.
  • Môi trường trong đó hệ thống được vận chuyển, lắp đặt, bảo quản và vận hành.
  • Thiết kế và phát triển hệ thống hỗ trợ
  • Trình độ huấn luyện và những kỹ năng của người vận hành và bảo trì hệ thống
  • Khả năng sẵn sàng của vật liệu cần để sửa chữa hệ thống
  • Các trợ giúp và dụng cụ chẩn đoán.

Những chỉ dẫn thiết kế đảm bảo độ tin cậy

1. Thiết lập và phân bổ các yêu cầu.
2. Phát triển mô hình độ tin cậy của hệ thống.
3. Tiến hành phân tích.
4. Thiết kế
5. Tiến hành thử nghiệm ban đầu
6. Lập lại thiết kế.
7. Tiến hành thử nghiệm trình diễn.
8. Thiết kế theo phương pháp nhóm.

1. Thiết lập và phân bổ các yêu cầu

a. Xác định các yêu cầu về độ tin cậy:
Có nhiều cách xác nhận yêu cầu. Một số cách dựa trên sự cải tiến không ngừng mô hình sản phẩm.

b. Phân bổ các yêu cầu.
Một vài phương pháp được dùng để phân phối yêu cầu. Bao gồm: phương pháp phân phối bằng nhau, phương pháp ARINC,…

2. Phát triển mô hình độ tin cậy của hệ thống

a. Lựa chọn hệ thống.
Xác định hệ thống để mô hình hóa.
b. Xây dựng sơ đồ khối chức năng.
Phải được hiểu biết các quan hệ chức năng giữa các chi tiết, cụm và hệ thống vì độ tin cậy có liên hệ với các hư hỏng chức năng.
c. Xây dựng các sơ đồ khối độ tin cậy.

3. Tiến hành phân tích

a. Các phân tích liên quan.
Nhiều phân tích được tiến hành không phải liên quan đến độ tin cậy, ví dụ như an toàn và tính liên kết giữa các kết cấu. Tuy nhiên những phân tích này trực tiếp hoặc gián tiếp trợ giúp nỗ lực thiết kế đảm bảo độ tin cậy.
b. Vai trò của người thiết kế.
Trong một số trường hợp người thiết kế sẽ và cần thực hiện trực tiếp một phân tích đã chọn. Trong bất kỳ trường hợp nào, điều quan trọng là người thiết kế hiểu mục đích và lợi ích của việc phân tích.

4. Thiết kế

a. Kiểm tra việc lựa chọn chi tiết và vật liệu.
Một phần của quá trình thiết kế đảm bảo độ tin cậy là lựa chọn chi tiết và vật liệu.
b. Sử dụng dự phòng thích hợp.
Cần nhắc lại rằng các thành phần và hệ thống liên kết song song phải hỏng tất cả thì hệ thống mới hỏng.
c. Áp dụng thiết kế bền vững.
Một thiết kế hệ thống bền vững là một thiết kế chịu được hư hỏng và tác động của ứng suất.
d. Thiết kế đảm bảo môi trường.
Không hiểu môi trường mà trong đó hệ thống sẽ hoạt động, người thiết kế không thể thực hiện tốt việc thiết kế đảm bảo độ tin cậy và tiên đoán độ tin cậy.
e. Thiết kế đảm bảo tính đơn giản.
Nguyên lý cơ bản của thiết kế đảm bảo độ tin cậy là làm sao cho đơn giản. Một thiết kế càng phức tạp càng có nhiều khả năng xảy ra hư hỏng.
f. Kiểm soát cấu hình.
Khi có những thay đổi để cải thiện độ tin cậy hay vì bất kỳ lý do nào khác, thiết kế được hoàn thiện dần. Cần phải kiểm soát quá trình hoàn thiện thiết kế này, đặc biệt là thiết kế phần cứng.

5. Tiến hành thử nghiệm ban đầu

    a. Mô hình Duane.
    b. Các mô hình khác.
    c. Đạt được sự gia tăng độ tin cậy.
    d. Bản chất của phát triển
    e. Thử nghiệm gia tốc.

6. Lập lại thiết kế

Khi có những thay đổi để cải thiện độ tin cậy hay vì bất kỳ lý do nào khác, thiết kế được thay đổi và hoàn thiện từng bước. Quá trình lập lại thiết kế là một phần gắn liền với thiết kế và phát triển, đặc biệt là khi hệ thống là mới hoặc khác nhiều so với ban đầu.

7. Tiến hành thử nghiệm trình diễn

a. Các thử nghiệm.
Có hai loại thử nghiệm: Thử nghiệm tuần tự (được gọi là thử nghiệm tuần tự tỷ số xác suất) và thử nghiệm trong khoảng thời gian cố định.
b. Thử nghiệm chu kỳ sống gia tốc.
Thử nghiệm nhằm mục đích gia tốc sự xuất hiện các hư hỏng xảy ra trong các điều kiện bình thường, đo độ tin cậy ở những điều kiện này và sau đó xác định mối tương quan giữa những hư hỏng này với các ứng suất xuất hiện trong các điều kiện vận hành bình thường.

8. Thiết kế theo phương pháp nhóm

a. Sản xuất và công tác hậu cần ảnh hưởng đến độ tin cậy.
Những quá trình sản xuất và việc kiểm soát những quá trình này ảnh hưởng đến độ tin cậy của hệ thống. Công tác hậu cần cũng ảnh hưởng đến độ tin cậy.
b. Phát triển sản phẩm và quá trình tích hợp. (Integrated Product and Process Development – IPPD)
Các nhóm sản phẩm tích hợp (Integrated Product Team – IPT) tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo yêu cầu để có được các sản phẩm và dịch vụ là nền tảng của quá trình IPPD.
c. Tiếp cận kỹ thuật hệ thống.
Kỹ thuật hệ thống tập trung vào mục tiêu cung cấp một sản phẩm đạt chất lượng đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng.

Lợi ích từ thiết kế đảm bảo độ tin cậy

Mọi người đều có thể hưởng lợi từ phương pháp nhóm. Các tổ chức và cá nhân khác có thể đóng góp vào thiết kế đảm bảo độ tin cậy và có thể hưởng lợi từ các phân tích độ tin cậy bao gồm các kỹ sư an toàn, người làm kế hoạch hậu cần, người hoạch định nhiệm vụ, các chuyên gia bao gói, vận chuyển, các tổ chức dịch vụ sau bán hàng, v.v…

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Comment addGửi bình luận của bạn
Mã chống spamThay mới

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Chuyên mục Video

Video xem nhiều nhất

KIẾN THỨC CƠ KHÍ CƠ BẢN

TIÊU CHUẨN CƠ KHÍ

KINH NGHIỆM CƠ KHÍ

PHẦN MỀM CƠ KHÍ


Nội dung được sưu tầm và tổng hợp từ Internet - Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến nội dung !!
 

HƯỚNG DẪN TẢI TÀI LIỆU LINK BÁO HỎNG

Có một số tài liệu khi các bạn bấm vào link tải sẽ hiện thông báo lỗi, nhưng thực ra link tải tài liệu vẫn hoạt động tốt. Các bạn tải link này bằng cách copy link và mở bằng new tab (hoặc bấm chuột phải và chọn "Mở liên kết ở cửa sổ mới") là có thể tải được tài liệu. Chúc các bạn thực hiện thành công. Cảm ơn các bạn đã quan tâm đến website.

Mọi thắc mắc hay ý kiến xin gửi vào mục Liên hệ hoặc gửi qua Email: thuvientlck@gmail.com
Hoặc: Fanpage FaceBook