CÔNG NGHỆ ĐÚC KHUÔN

CÔNG NGHỆ ĐÚC KHUÔN

CÔNG NGHỆ ĐÚC KHUÔN

1. Khái niệm. Công nghệ đúc khuôn là công nghệ chế tạo ra sản phẩm bằng phương pháp đưa nguyên liệu (dạng nóng chảy hoặc rắn tùy loại vật liệu) vào khuôn, sau thời gian ổn đinh cho ra sản phẩm có hình dạng theo khuôn mẫu. 2. Các loại phương pháp đúc.
1. Khái niệm.
Công nghệ đúc khuôn là công nghệ chế tạo ra sản phẩm bằng phương pháp đưa nguyên liệu (dạng nóng chảy hoặc rắn tùy loại vật liệu) vào khuôn, sau thời gian ổn đinh cho ra sản phẩm có hình dạng theo khuôn mẫu.
 

 
 
2. Các loại phương pháp đúc.
 
a. Đúc trong khuôn cát.
 
Đúc trong khuôn cát là một phương pháp đúc truyền thống lâu đời và ngày nay vẫn còn sử dụng rộng rãi. Khuôn chỉ đúc được một lần (chỉ rót được một lần rồi phá khuôn).
 
- Ưu điểm: Đúc các chi tiết lớn, phức tạp hơn do có thể làm ruột.
- Nhược điểm: Đúc khuôn cát có độ chính xác thấp, chất lượng bề mặt kém, năng xuất thấp.
 
b. Đúc trong khuôn kim loại.
Là phương pháp đúc phổ biến nhất. Nguyên liệu làm khuôn là bằng thép hợp kim, thép C45...
- Ưu điểm: Khuôn có thể sử dụng được nhiều lần, độ chính xác và độ bóng bề mặt cao.
- Nhược điểm: Chỉ đúc được các loại sản phẩm đơn giản.
 
* Ngày nay, nhu cầu cần những sản phẩm phức tạp và có độ chính xác cao. Dùng các phương pháp sau:
- Đúc áp lực: Nguyên liệu được điền đầy trong khuôn dưới một áp lực nhất định.
- Đúc ly tâm: Nguyên liệu lỏng điền đầy vào lòng khuôn đang quay, nhờ lực ly tâm nguyên liệu phân bố đầy trên thành khuôn tạo thành vật đúc.
- Đúc trong khuôn mẫu chảy: Lòng khuôn được tạo ra nhờ mẫu vật liệu dễ chảy, khi sấy khuôn hoặc rót nguyên liệu nóng chảy vào thì mẫu chảy tan biến và nguyên liệu được điền đầy vào mẫu.