Công nghệ mạ điện phân trong sản xuất cơ khí

Công nghệ mạ điện phân trong sản xuất cơ khí

Công nghệ mạ điện phân trong sản xuất cơ khí

Mạ điện phân là phương pháp điện phân để kết tủa trên lớp kim loại nền một lớp kim loại mỏng, để chống sự ăn mòn, trang sức bề mặt tăng tính dẫn điện, tăng kích thước, tăng độ cứng bề mặt. 3C Electric - Bể mạ điện phân Mục đích của quá trình mạ điện: Mạ phục hồi các chi tiết bị mài mòn Mạ chống mài mòn Mạ chống gỉ, sét Phục hồi các mặt lắp ghép chặt của chi tiết Làm cho sự tiếp xúc của các bề mặt chi tiết tốt hơn Mạ trang sức Mạ cho các công dụng khác

Mạ điện phân là phương pháp điện phân để kết tủa trên lớp kim loại nền một lớp kim loại mỏng, để chống sự ăn mòn, trang sức bề mặt tăng tính dẫn điện, tăng kích thước, tăng độ cứng bề mặt.

Mục đích của quá trình mạ điện:

  • Mạ phục hồi các chi tiết bị mài mòn
  • Mạ chống mài mòn
  • Mạ chống gỉ, sét
  • Phục hồi các mặt lắp ghép chặt của chi tiết
  •  Làm cho sự tiếp xúc của các bề mặt chi tiết tốt hơn
  •  Mạ trang sức
  • Mạ cho các công dụng khác

Các phương pháp kiểm tra chất lượng lớp mạ

  • Kiểm tra hình dáng bên ngoài
  • Đo chiều dày lớp mạ
  • Đo độ xốp lớp mạ
  • Đo độ kín lớp nhôm oxit
  • Đo độ bền ăn mòn của mạ kim loại
  • Đo độ gắn bám của lớp mạ
  •  Đo độ cứng lớp mạ

Đặc điểm lớp mạ theo công nghệ mạ điện phân:

  • Lớp mạ có độ bám cao, độ cứng tuỳ thuộc vào việc chọn vật liệu mạ.
  • Kim loại gốc(vật cần mạ, hay còn gọi  phôi) không bị nung nóng do đó tính chất cơ học và hình dạng không bị thay đổi.
  •  Khuyết điểm của phương pháp mạ điện là khi lớp mạ dày thì thời gian mạ dài hơn nữa khi lớp mạ dày thì tính chất của nó cũng kém đi.

Ứng dụng của công nghệ mạ điện phân:

Mạ điện thích hợp cho việc sữa chữa các chi tiết có độ chính xác cao cần sữa ngay, dù cấu kiện mới bị mòn ít mà nếu dùng phương pháp sữa chữa khác thì sẽ ảnh hưởng tới tính chất kim loại gốc, hình dạng, kích thước và độ bám của kim loại đắp lên chi tiết.

 Các lĩnh vực ứng dụng mạ điện bao gồm :

  • Lĩnh vực xây dựng: mạ ống nước, đường sắt, các thiết bị ngoài trời, mạ các thiết bị chịu lực, ….
  • Lĩnh vực viễn thông: mạ các cấu kiện trụ anten, thiết bị phụ trợ khác,…
  • Trong sản xuất dân dụng: làm đồ trang sức, lư đồng, huy chương, bát đĩa, các vật dụng gia đình,…
  • Trong ngành kỹ thuật cao: sản xuất robot, tên lửa,…
  • Trong công nghiệp đóng tàu: thường mạ một lớp kẽm lên bề mặt vỏ tàu
  • Trong các công trình thủy: hiện nay ở Tokyo (Nhật Bản) mạ điện được sử dung để mạ các trụ cầu của dẫn qua cảng Tokyo, lớp phủ titanium (1mm Ti + 4mm thép tấm). 
  • Các lĩnh vực khác: mạ vàng, điện thoại,…