KHÁI NIỆM CHẾ ĐỘ CẮT KHI TIỆN

KHÁI NIỆM CHẾ ĐỘ CẮT KHI TIỆN

KHÁI NIỆM CHẾ ĐỘ CẮT KHI TIỆN

Quá trình cắt gọt đặc trưng bởi một chế độ cắt đã xác định. Chế độ cắt bao gồm nhiều yếu tố như : chiều sâu, bước tiến và tốc độ cắt. Chiều sâu cắt t ( mm ): là chiều dày lớp kim loại được bóc đi sau một lần chạy dao. Chiều sâu cắt được đo theo phương vuông góc với bề mặt gia công. Khi tiện trụ ngoài chiều sâu cắt bằng ½ hiệu giữa đường kính vủa bề mặt chưa gia công và đường kính của bề mặt đã gia công
Quá trình cắt gọt đặc trưng bởi một chế độ cắt đã xác định. Chế độ cắt bao gồm nhiều yếu tố như : chiều sâu, bước tiến và tốc độ cắt.
Chiều sâu cắt  t ( mm ): là chiều dày lớp kim loại được bóc đi sau một lần chạy dao. Chiều sâu cắt được đo theo phương vuông góc với bề mặt gia công. Khi tiện trụ ngoài chiều sâu cắt bằng ½ hiệu giữa đường kính vủa bề mặt chưa gia công và đường kính của bề mặt đã gia công, nghĩa là:
                        t  = ( D – d ) / 2  
Khi tiện lỗ chiều sâu cắt bằng ½ hiệu giữa đường kính lỗ sau khi gia công và đường kính lỗ trước khi gia công.


 
Khi xén mặt đầu, chiều sâu cắt là chiều dày lớp kim loại bị bóc đi sau một lần chạy dao, trong trường hợp này chiều sâu cắt được đo theo phương vuông góc với mặt đầu đã gia công.
Khi cắt đứt hoặc cắt rãnh chiều sâu cắt bằng chiều rông của rãnh do lưỡi cắt tạo nên.
Bước tiến s ( mm/ vòng ): là khoảng dịch chuyển của lưỡi cắt theo phương chuyển động tiến sau mộ vòng quay của chi tiết gia công.
Tích của chiều sâu cắt với trị số bước tiến chính là diện tích lớp cắt :
                              F  =  t . s   ( mm2 )
Tốc độ cắt  v  ( m / phút ): là quãng đường đi được của điểm thuộc mặt cắt và nằm cách xa trục quay nhất so với lưỡi cắt của dao trong một đơn vị thời gian.
Nếu lấy quảng đường đi được của một điểm trên mặt cắt là πD nhân với số vòng quay của trục chính ( số vòng quay trong một phút  n vòng/phút) thì sẽ được chiều dài quãng đường đi được của điểm đó trong một phút:
 
                             L   = πDn  mm/phút
 
Còn quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian chính là tốc độ. Trong cắt gọt kim loại,tốc độ cắt được tính bằng đơn vi mét/phút(m/phút)
 
Vì           1mm  =  0,001m  nên có công thức sau:
 
                     v   =  πDn / 1000, m/phút.
 
Từ công thức trên ta thấy đường kính D của phôi càng lớn thì tốc độ cắt v càng tăng nếu số vòng quay  n  không đổi vì sau 1 vòng quay của vật gia công thì quãng đường đi của một điểm A nào đó trên mặt có đường kính D sẽ lớn hơn quãng đường đi được cảu điểm B trên mặt có đường kính d (πD> πd). Nếu đã biết tốc độ cắt  v  mà các tính chất cắt gọt của dụng cụ cho phép phụ thuộc vào đường kính D của phôi thì sẽ xác định được số vòng quay phù hợp của chi tiết. Số vòng quay được tính theo công thức :
 
                       n  =   1000v/ πD   , vòng / phút.
 
Thể tích phoi mà dao cắt được trong một đơn vị thời gian gọi là năng suất của dao. Với số vòng quay n ( vòng / phút ) thì thể tích lớp cắt trong 1 phút sẽ là:
 
                     Q   =  πDtsn,   mm3/ phút
 
Nhưng   πDn=  1000v,        nên    Q=  1000tsv,    mm3/ phút.