Nguyên Lý Máy: Truyền Động Thanh Răng – Thanh Răng

Nguyên Lý Máy: Truyền Động Thanh Răng – Thanh Răng

Nguyên Lý Máy: Truyền Động Thanh Răng – Thanh Răng

Đây là một cơ cấu khá đơn giản trong Cơ khí, nhưng chúng ta vẫn tìm hiểu thử xem sao nhé. Chúng ta dùng cơ cấu này để đổi phương chuyển động thẳng.

Đây là một cơ cấu khá đơn giản trong Cơ khí, nhưng chúng ta vẫn tìm hiểu thử xem sao nhé.

Chúng ta dùng cơ cấu này để đổi phương chuyển động thẳng.

Hình 1a: Thanh răng 1 đi lại theo đường trượt 3 làm thanh răng 2 đi lại theo đường trượt 4.
Xem mô phỏng: 
 



 
2TR1 Nguyên Lý Máy: Truyền Động Thanh Răng Thanh Răng

Cơ cấu này hoạt động như cơ cấu chêm. Cơ cấu chêm hình 2a có nhược điểm là hành trình ngắn.Tăng hành trình bằng cách thay đổi kết cấu như hình 2b nhưng lại dễ gây tự hãm. 
Xem mô phỏng:
 

 


Cơ cấu hai thanh răng tăng được hành trình vì coi như có nhiều cặp chêm lần lượt vào tiếp xúc với nhau.
 

2TR2 Nguyên Lý Máy: Truyền Động Thanh Răng Thanh Răng


So sánh với cơ cấu đổi phương chuyển động băng bánh răng thanh răng hình 2c
xem mô phỏng:
 


 


thì cơ cấu hai thanh răng bớt được 1 chi tiết bánh răng. Tuy nhiên hiệu suất cơ cấu bánh răng – thanh răng nói chung cao hơn.

Hình 1b là trường hợp thanh răng 1 cố định, đường trượt 3 của thanh răng 2 chạy theo đường trượt 4 làm thanh răng 2 đồng thời có hai chuyển động. Xem mô phỏng: 
 


 


Ở đây xét chiều chuyển động của thanh răng là song song với chiều dọc của thanh răng (có thể là chiều khác nhưng ít gặp trong thực tế).

► Quy ước chiều nghiêng của răng:
Để thanh răng theo chiều đứng, nhìn vào mặt có răng của thanh răng:
Răng nghiêng phải nếu từ trái sang phải chiều răng đi lên, hình 3a.
Răng nghiêng trái nếu từ trái sang phải chiều răng đi xuống, hình 3b.
Góc nghiêng của răng β: góc nhọn tạo bởi chiều của răng nghiêng và chiều của răng thẳng.

► Góc giữa phương chuyển động của hai thanh răng γ (hình 3c).
γ = |β1± β2|
lấy dấu + nếu răng của hai thanh răng cùng chiều nghiêng.
lấy dấu – nếu răng của hai thanh răng khác chiều nghiêng.
Ví dụ hình 3c:
Thanh răng 1 nằm dưới, ngửa, răng nghiêng phải, góc β1. 
Thanh răng 2 nằm trên, úp, răng nghiêng phải, góc β2.
γ = β1+ β2
 

2TR3 Nguyên Lý Máy: Truyền Động Thanh Răng Thanh Răng


► Quan hệ hành trình s1, s2 của hai thanh răng:
s2 = s1.(cosβ1/cosβ2)

Từ hai công thức trên suy ra:

► Để hai thanh răng không cùng phương chuyển động (γ ≠ 0) thì:
- Nếu răng hai thanh răng cùng chiều nghiêng: β1, β2 không được đồng thời bằng 0.
- Nếu răng hai thanh răng khác chiều nghiêng: cần β1 ≠ β2.
tức ít nhất phải có một thanh răng có răng nghiêng.
► Thanh răng nào có răng nghiêng nhiều hơn thi di chuyển nhiều hơn.
► Góc nghiêng răng β không nên quá 45 độ đối với đường trượt thường để tránh tự hãm. Có thể lớn hơn đối với đường trượt lăn.
► Tỷ số hành trình s1/s2 không nên khác 1 nhiều để β không quá lớn (nên từ 0,7 đến 1,4).
► Vì không ăn khớp với bánh răng nên dạng răng của thanh răng không nhất thiết phải là hình thang. Dùng răng chữ nhật để giảm lực tác dụng vào đường trượt.

Ví dụ áp dụng:

A. Cơ cấu tay quay con trượt có đổi phương chuyển động của con trượt (hình 4a):
β1 = 0, β2 = 45 độ, γ = 45 độ, răng chữ nhật.
s2 = s1(cosβ1/cosβ2) = s1(cos0/cos45) = 1,41s1
Xem mô phỏng:
 



 
2TR4 Nguyên Lý Máy: Truyền Động Thanh Răng Thanh Răng

B. Cơ cấu 3 thanh răng phẳng (hình 4b).
Thanh răng 1 đẩy thanh răng 3 làm thanh răng 2 di chuyển ngược chiều thanh răng 1. Răng trên hai phần của thanh răng 3 nghiêng ngược chiều nhau. 
Xem mô phỏng: 

 

 

C. Cơ cấu 3 thanh răng không gian (hình 4c).
Thanh răng 1 đẩy thanh răng 3 làm thanh răng 2 di chuyển theo phương không song song với phương chuyển động của thanh răng 1 và 3. 
Tất cả răng có chiều nghiêng như nhau.
Xem mô phỏng: