Phương Pháp Đúc Kim Loại Khuôn Mẫu Chảy

Phương Pháp Đúc Kim Loại Khuôn Mẫu Chảy

Phương Pháp Đúc Kim Loại Khuôn Mẫu Chảy

Đúc trong khuôn mẫu chảy được phát minh bởi ông H.F.Shroyer người Mỹ, vào năm 1958 và được nhận bằng phát minh. Lòng khuôn được tạo ra nhờ mẫu vật liệu dễ chảy, khi sấy hoặc rót kim loại nóng chảy vào thì mẫu chảy tan biến và nguyên liệu được điền đầy vào khuôn.
1. Định Nghĩa:
Đúc trong khuôn mẫu chảy được phát minh bởi ông  H.F.Shroyer người Mỹ, vào năm 1958 và được nhận bằng phát minh. Lòng khuôn được tạo ra nhờ mẫu vật liệu dễ chảy, khi sấy hoặc rót kim loại nóng chảy vào thì mẫu chảy tan biến và nguyên liệu được điền đầy vào khuôn.
 
2. Nguyên liệu:
- Nguyên liệu làm khuôn: Hổn hợp cát - đất sét (chất kết dính)...
- Nguyên liệu làm mẫu: Nhựa xốp, vật liệu dễ chảy
 
3. Phương pháp đúc:
 
 
                                                                                                                                                                   Ảnh: Internet
 
- Tạo mẫu khuôn: chế tạo khuôn ép để ép nhựa xốp thành mẫu khuôn.
- Một lần đúc, có thể đúc một sản phẩm hoặc nhiều sản phẩm (lắp các mẫu khuôn thành chùm mẫu, sao cho dòng chảy kim loại lỏng dễ dàng)
- Rắt 1 lớp cát, đặt mẫu khuôn hoặc chùm mẫu lên. Sau đó phủ hổn hợp làm khuôn lên trên, rung cho chặt khuôn. Chú ý, khử bọt khí để đảm bảo chính xác bề mặt vật đúc.
- Cho sấy khuôn hoặc rót kim loại nóng chảy vào:
+ Nung khuôn đến nhiệt độ nhất định để tan chảy mẫu khuôn khỏi khuôn. Rót nguyên liệu vào sau khi nung xong.
+ Rót trực tiếp kim loại nóng chảy vào khuôn, mẫu tự bốc cháy và lộ ra không gian trống điền đầy kim loại điền đầy.
- Sau khi kim loại nóng chảy đông đặc vật đúc được hình thành.
 
3. Ưu nhược điểm:
- Ưu điểm: Sản phẩm có độ chính xác cao, giảm thời gian gia công cơ khí, đúc được chi tiết phức tạp, không có đường phân khuôn, chất lượng bề mặt cao.
- Nhược điểm: khuôn chỉ đúc được một lần