PHƯƠNG PHÁP THỬ MỎI KIM LOẠI

PHƯƠNG PHÁP THỬ MỎI KIM LOẠI

PHƯƠNG PHÁP THỬ MỎI KIM LOẠI

Một bộ phận máy hoặc chi tiết máy phải chịu những ứng suất nén và kéo thay đổi trong một thời gian nhất định thì kết cấu của kim loại sẽ xuất hiện trạng thái mỏi. Người ta có thể nhận biết khả năng chống lại ( hay còn gọi là giới hạn mỏi ) của kim loại trước ứng suất lặp đi lặp lại liên tục bằng cách thử độ mỏi.
Một bộ phận máy hoặc chi tiết máy phải chịu những ứng suất nén và kéo thay đổi trong một thời gian nhất định thì kết cấu của kim loại sẽ xuất hiện trạng thái mỏi. Người ta có thể nhận biết khả năng chống lại ( hay còn gọi là giới hạn mỏi ) của kim loại trước ứng suất lặp đi lặp lại liên tục bằng cách thử độ mỏi.
   Giới hạn mỏi có nghĩa là ứng suất cao nhất mà kim loại có thể chịu được bất chấp số vòng quay có tải mà nó đang chịu.
 
 

Có nhiều phương pháp thử độ mỏi, mỗi phương pháp được áp dụng cho những điều kiện chịu tải khác nhau diễn ra trong thực tế sử dụng. Phương pháp thường dùng và rẻ tiền nhất là phương pháp thử bằng trục quay, chịu lực uốn đến 10 triệu vòng quay. Mẫu thử với kích thước và hình dạng được tiêu chuẩ hóa được kẹp  một đầu trên bàn cặp của máy thử và đầu còn lại được lắp khít vào một bạc đạn. Tải trọng F được tác dụng lên đầu có bạc đạn của vật thử và chắc chắn sẽ gây ra vết nứt trong một thời gian ngắn.
   Quy trình này được lặp đi lặp lại nhiều lần cho đến khi đạt được một giá trị tải trọng khi không có hiện tượng rạn nứt xảy ra bất kể thời gian thử mỏi kéo dài bao lâu. Tải trọng này tương ứng với giới hạn mỏi của vật liệu, kim loại thử.
  Vì những lý do thực tế thời gian phải được giới hạn và người ta đi đến kết luận rằng nếu một mẫu thử có thể chịu được 10 triệu  chu kỳ có tải, thì nó cũng có thể tiếp tục chịu được 10 triệu chu kỳ khác.