BACK TO TOP

Taro và những vấn đề liên quan

Thứ bảy - 12/04/2014 12:43 | Đã xem: 1984

Thiết kế và sản xuất Cơ khí thì không tránh khỏi công việc taro các lỗ ren, đây là một công việc đơn giản nhưng thực tế lại gặp nhiều phiền toái nhất. Taro bằng tay thì hạn chế được các lỗi do gãy mũi taro, nhưng rất tốn sức lao động và mất nhiều thời gian, các lỗ ren nhỏ thì có thể cố được, chứ taro các lỗ ren tầm M20 trở lên thì không khác tập tạ là mấy ^^. Taro bằng máy thì có một vấn đề nan giải là rất hay gãy mũi taro. Vậy làm sao để tối ưu công việc này? Chúng ta hãy tìm hiểu qua về các vấn đề liên quan đến taro nhé.

1. Gãy mũi taro, cách phòng tránh và khắc phục

a. Phòng tránh gãy mũi taro

- Nguyên lí cơ bản trong taro là giữa chi tiết và dao phải có 1 tùy động. Mũi taro sẽ tự lựa lỗ khoan.
- Dung dịch tưới nguội có 3 tác dụng là: làm nguội, bôi trơn và thoát phoi, đó có thể là dung dịch Epoxi thông thường tưới với lưu lượng lớn dùng khi taro máy. Có thể dùng dầu để bôi trơn khi taro tay, lúc đó dầu chỉ có tác dụng làm nguội và bôi trơn (bôi tap-paste cũng hạn chế được việc gãy taro rất nhiều, cái này công hiệu hơn các loại dầu gia công khác).
- Tốc độ trục chính khi taro giảm dần khi đường kính ren tăng dần, tốc độ trục chính tăng dần khi hàm lượng Cacbon trong thép tăng. Taro ren M5, thép CT3 có thể chọn tốc độ trục chính là 350 v/phút.
- Nếu taro tay thì trước khi bị vướng bavia đảo chiều dao lại để thoát bavia, sau đó ăn lại tiếp (giống như khi động tác cắt bavia khi khoan vậy, nhưng M3 trở xuống vướng bavia một chút là gãy dao liền). Còn taro trên máy tự động thì không kiểm soát được lực nên thường phát sinh việc gãy taro khi dao còn vướng lại bavia lúc taro lỗ trước. Để tránh tình trạng vướng bavia này ta có loại taro ép(khi taro không phát sinh bavia) nhưng loại này chỉ hữu dụng đối với vật liệu chưa tôi mà thôi.

Có thêm 3 điểm bạn cần lưu ý như sau:
1) Ta rô dùng cho máy khác tarô tay.
2) Mũi taro hay dùng thép gió, tuy nhiên cùng là HSS nhưng chất lượng tuỳ theo hãng sản xuất ra nó mà khác nhau, nên dùng loại có chất lượng tương đối một chút (Japan, Taiwan…), không nên dùng hàng China. Tuy giá hơi đắt nhưng nhìn tổng thể là hiệu quả hơn.
3) SUS (inox) là dạng vật liệu rất “khó chịu” khi tarô do độ bền cao hơn CT. Đặc biệt là độ dẻo rất cao, phoi bị dính rất dễ gãy, nhất là các mũi nhỏ như M4 trở xuống. Bạn có thể tăng đường kính lỗ khoan lên một chút (cái này không gọi là “ăn gian” vì thực tế, do độ dẻo cao, kim loại sẽ bị đùn lên bù lại) và yêu cầu người thợ phải thật cẩn thận khi thao tác.

b. Khắc phục khi bị gãy mũi taro

- Dùng hard-drill (carbide) để phá:
*) Định tâm vị trí lỗ cần khoan bằng hard-drill có đường kính lớn trước (chẳng hạn mũi taro bị gãy là M3 thì dùng hard-drill phi 4 hay phi 5 phá chổ mũi tap bị gãy còn gồ ghề, sần sùi để tạo lỗ định vị trước)
*) Dùng hard-drill nhỏ hơn mũi tap bị gãy để phá nó (giả sử mũi tap gãy là M3 thì dùng hard-drill phi 2). Sau đó nạo hết tàn dư của mũi tap gãy còn sót lại trong lỗ tap ra (lúc này bên trong lỗ mũi tap đã bị phá ra nát nhừ nhưng vẫn còn tàn dư sót lại trên thành ren).
Cách này tương đối kinh tế nhất vì chỉ tốn 2 mũi khoan hard-drill, mỗi mũi khoảng 100USD.

- Dùng điện cực để bắn mũi tap bị gãy, sau đó cũng cạo hết tàn dư ra rồi taro lại. Nếu có sẵn máy bắn điện thì dùng cách này tối ưu nhất (với trường hợp sản phẩm nhỏ gọn có thể gá lên máy được). Ở một số đơn vị sản xuất nhỏ lẻ công nhân hay dùng cách lấy đèn hơi thổi mềm mũi taro, nhưng do không kiểm soát được nhiệt của đèn hơi nên rất dễ phát sinh những biến dạng nhiệt xung quanh khu vực gãy mũi taro.

- Dùng end-mill carbide phá banh xác cái lỗ có mũi taro bị gãy luôn, sau đó gắn taro đệm vào (tiếng Anh gọi là Herlisert thì phải), khi sử dụng end-mill để phá thì phải dùng end-mill có đường kính bằng đường kính chân ren của herlisert để sau đó làm ren lại.
Cách này tốn kém nhiều nhất vì phải cần có end-mill, mũi taro dành cho herlisert, herlisert và các dụng cụ gắn herlisert.

- Trường hợp gãy sâu bên trong thì có thể dùng dụng cụ nhỏ dùng để sơn phết quét Rikeizai (tên VN không rõ, đây là một chất thuốc chống dính) xung quanh thành lỗ và phần ren đã cắt và các vị trí quanh mặt lỗ. Đợi khoảng 5 phút thì thả một cây sắt chữ T có đường nhỏ hơn đường kính lỗ một chút vào lỗ, tiếp theo đổ Allon Alpha chuyên dụng, đợi khoảng 1 phút thì keo này khô cứng lại (gần như thép). Sau đó thì quay ngược cây sắt chữ T ra thì nó kéo mũi tab gãy ra luôn. Vấn đề kỹ thuật là kinh nghiệm quét Rikeizai, quét không kỹ thì Allon Alpha nó dính vào chân ren thì coi như hỏng lỗ ren đó.

Hiện nay, người ta thường dùng máy tarô để làm việc này. Kết cấu cũng tương tự máy khoan bàn. Nguyên lý cơ bản là dùng ly hợp ma sát để truyền chuyển động quay, liên động với tay gạt kéo trục gá mũi ta rô đi xuống. Moment xoắn truyền qua mũi ta rô gần như tỷ lệ thuận với lực đè, rất khó gãy mũi.
Giá máy mình không nhớ nhưng cũng xem xem máy khoan bàn hoặc hơn một chút thôi. Bạn cứ đến các cửa hàng bán các thiết bị nhỏ (máy khoan, máy mài, máy hàn, dụng cụ cho thợ sắt…) hỏi khắc biết.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Comment addGửi bình luận của bạn
Mã chống spamThay mới

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Chuyên mục Video

Video xem nhiều nhất

KIẾN THỨC CƠ KHÍ CƠ BẢN

TIÊU CHUẨN CƠ KHÍ

KINH NGHIỆM CƠ KHÍ

PHẦN MỀM CƠ KHÍ


Nội dung được sưu tầm và tổng hợp từ Internet - Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến nội dung !!
 

HƯỚNG DẪN TẢI TÀI LIỆU LINK BÁO HỎNG

Có một số tài liệu khi các bạn bấm vào link tải sẽ hiện thông báo lỗi, nhưng thực ra link tải tài liệu vẫn hoạt động tốt. Các bạn tải link này bằng cách copy link và mở bằng new tab (hoặc bấm chuột phải và chọn "Mở liên kết ở cửa sổ mới") là có thể tải được tài liệu. Chúc các bạn thực hiện thành công. Cảm ơn các bạn đã quan tâm đến website.

Mọi thắc mắc hay ý kiến xin gửi vào mục Liên hệ hoặc gửi qua Email: thuvientlck@gmail.com
Hoặc: Fanpage FaceBook